Những giải pháp văn hóa xã hội..
Những vấn
đề cấp bách đang đặt ra cho đất nước là chủ nghĩa ý thức về nhân quyền, tổ chức
xã hội, chủ quyền lãnh thổ và luật pháp công lý mà không phải là những vấn đề
kinh tế chính trị.
3.1. An
ninh quốc
gia và an sinh xã hội.
Về khách quan tuy không có chiến tranh và nội loạn nhưng
trên thực tế đang là thiếu an ninh và an sinh xã hội nhất thế giới. Mối đe dọa nguy
hiểm dẫn đến diệt vong chính là tư tưởng “chủ nghĩa” đứng ngoài hệ thống luật
pháp chen chân vào bộ máy nhà nước và tước đoạt nhân quyền phá hủy môi trường. Bạo
lực hay bắt người trái phép, giam cầm và đánh đập dã man, giết người ngay khi tạm
giam đã trở thành thông lệ để mỗi ngày có hàng ngàn người bị bức tử bởi ung
thư, tai nạn giao thông, sốc ma túy hay nạo phá thai. Tình trạng thiếu an ninh và
không an sinh xã hội ngày càng nguy kịch lộng hành trở thành quốc nạn, trong
nhiều trường hợp với sự bao che từ ý thức chủ nghĩa. Dĩ nhiên những tệ nạn xã hội
là sản phẩm tự nhiên từ bế tắc tổ chức xã hội tư tưởng “chủ nghĩa” và chắc chắn
sẽ giảm sút với sự trở lại của nhân quyền dân chủ trong niềm tin hy vọng nhưng
cũng vẫn còn bất ổn trong một thời gian. Phổ cập nhân quyền để có an ninh trật
tự và an sinh xã hội sẽ là một vấn đề cần thiết cho một chính quyền nhân quyền
dân chủ. Bảo đảm trật tự an ninh cần nghiêm cấm ngay bạo hành dưới mọi hình thức
không có nghĩa là giới hạn tự do mà còn là một điều kiện bắt buộc để có tự do nhân
quyền thực sự.
Luật
pháp về nhân quyền dân chủ cần phổ cập đến mọi người trong xã hội và không cần nhiều
nhà tù để thị uy theo mô thức chủ nghĩa ý thức lẽ phải. Mọi người được giáo dục
nhân quyền khi đến tuổi trưởng thành và cấp thẻ căn cước thông hành, có nhân quyền
để thực hiện quyền của mình như ở bất cứ nơi nào muốn và di chuyển tự do trên
lãnh thổ hay ra nước ngoài.
Luật pháp bị
tư tưởng “chủ nghĩa” chế ngự tước đoạt tạo nên sự lạm dụng nhân quyền dân chủ cũng
là một nguyên nhân đưa đến phạm tội..
Các vấn đề về an ninh lãnh thổ đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi sự chiếm đóng trên thực tế đến mức báo động sự tồn vong của đất nước
về chủ quyền quốc gia cũng như an sinh xã hội bị lãng quên.. (nhà ở, tiền tệ,
lương thực thực phẩm, giao thông, y tế giáo dực, việc làm, môi trường sinh
thái..) tạo nên sự đối nghịch với lợi ích quốc gia dân tộc và người dân ..
Hiện
nay do tư tưởng “chủ nghĩa” chế ngự đang len lõi sâu vào bộ máy để thực hiện
lòng tham chiếm đoạt lợi ích phủ nhận sự tồn tại của luật pháp và nhân quyền, một
hệ thống truyền thông và an ninh quốc gia được sử dụng trước hết vào việc bảo vệ
tư tưởng “chủ nghĩa” thay vì bảo vệ luật pháp và cung cấp an sinh xã hội mà để duy
trì tư tưởng “chủ nghĩa” thông qua đàn áp tự do nhân quyền dân chủ hơn là để ngăn
chặn những tệ nạn xã hội. Bởi vậy việc đầu tiên là loại bỏ tư tưởng “chủ nghĩa”
đang tồn tại ra khỏi xã hội để phổ cập nhân quyền, toàn bộ những người bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng “chủ nghĩa” trong bộ máy công quyền hiện nay được chuyển tiếp
qua bảo vệ an ninh nhân quyền và môi trường hay giám sát cộng đồng. Việc tổ chức
xã hội hiện tại là tăng cường phổ cập luật pháp và nhân quyền sẽ đảm bảo trật tự
an ninh và đáp ứng an sinh xã hội.
3.2. Loại
bỏ tệ nạn tư tưởng “chủ nghĩa” trong xã hội
Người dân hiện nay đang chứng kiến một quan hệ nhập nhằng giữa
các băng nhóm làm ăn bất chính được sự bao che của công chức chính quyền để kinh
doanh bất hợp pháp trở thành bình thường, tệ trạng này phải chấm dứt vì mất mát
lớn cho ngân sách và cản trở nguy hiểm cho kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi
cho tham nhũng lộng hành và chiếm đoạt an sinh xã hội của mọi người dân. Loại bỏ
tư tưởng “chủ nghĩa” để phổ cập nhân quyền sẽ được đề cập trọng tâm của giai đoạn
chuyển tiếp bởi vì vận hành xã hội phải căn bản là luật pháp trong chính sách
quốc gia, khi luật bất minh thì dù nhân quyền dân chủ hoàn chỉnh đến đâu cũng
thất bại và tệ nạn đã đạt tới một mức độ ngạt thở.
Tư tưởng “chủ nghĩa” là nguyên nhân chính sinh ra
các tệ nạn độc quyền lẽ phải cảm tính bỏ qua luật pháp để bổ nhiệm và thay thế các công chức cùng với guồng
máy thực thi luật chắp vá bởi các bộ luật bất ổn mâu thuẫn chồng chéo cho phép lý
giải cảm tính chủ quan tùy tiện đồng thời phát sinh lòng tham chiếm doạt lợi
ích bao che lẫn nhau. Khi tư tưởng “chủ nghĩa” được loại bỏ, nhân quyền được
tôn trọng và luật pháp phân minh sẽ mở ra tổ chức xã hội ngũ quyền phân lập nhân
quyền dân chủ được thay thế. Để tổ chức xã hội nhân quyền dân chủ sẽ phải có những
giải pháp phổ cập luật pháp quốc tế, luật pháp quốc gia thực hiện tự do ngôn luận
và giám sát cộng đồng. Người dân biết tự do ngôn luận biết rõ mọi quyền làm người
của mình là vũ khí loại bỏ tư tưởng “chủ nghĩa” hiệu lực nhất. Mọi sáng kiến được
hoan nghênh để có được sự đồng thuận xã hội và tranh thủ hưởng ứng tích cực của
toàn dân vào cố gắng lành mạnh hóa luật pháp quốc gia.
3.3. Thực
hiện nhân quyền về truyền thông độc lập.
Hiến pháp lâm thời cũng như hiến
pháp ngũ quyền sau đó sẽ chân trọng luật hóa nhân quyền về quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Truyền thông độc
lập của thể chế xã hội ngũ quyền để tự do sáng tác và phát hành sách báo và văn
hóa phẩm, đồng thời cấm chỉ mọi khẩu dụ chỉ đạo lập pháp theo chiều hướng kiểm
duyệt ý thức chủ nghĩa. Thể chế xã hội ngũ quyền sẽ không giới hạn về tự do truyền
thông, luật pháp sẽ bảo vệ và chế tài những yếu tố kích động bạo lực khủng bố
dưới mọi hình thức gây thiện hại đến nhân quyền và quyền lợi của người dân hay
các đoàn thể tôn giáo đảng phái và bị chính các cá nhân hay đoàn thể này khởi
kiện và sẽ bảo vệ sự lành mạnh nhân quyền dân sinh. Vận động và phổ cập thực hiện
xã hội hóa văn hóa hiến pháp ngũ quyền cùng với triết học khai phóng và tôn
giáo nhân sinh trên nền tảng pháp lý công ước liên hiệp quốc.
3.4. Giáo
dục khai phóng phổ cập
nhân quyền.
Nhà nước không áp đặt sách giáo khoa, quyền
sáng tác khai phóng không bị giới hạn và quyền chọn sách giáo khoa hoàn toàn
thuộc các nhà giáo. Phổ cập văn hóa hiến pháp nhân quyền dân chủ và luật pháp
quốc tế đối với mọi người. Một định chế độc lập với pháp quyền, xuất phát từ
các nhà giáo, sẽ soạn thảo ra những sách giáo khoa đầu tiên và sau đó có thẩm
quyền giới thiệu, nhưng không áp đặt với các nhà giáo những sách nào có phẩm chất
đầy đủ để có thể được dùng làm sách giảng dạy. Giáo dục là đầu tư chiến lược rất
tốn kém vì vậy nó phải thuần túy hướng về mục tiêu phổ cập kiến thức và khai
phóng trí tuệ chứ không thể bị lợi dụng cho những tuyên truyền.
Một chú trọng đặc biệt dành cho việc giảng
dạy Việt văn. Đó là điều mà ta không thể tiết kiệm được bởi vì một trình độ văn
hóa tối thiểu và một khả năng truyền thông tối thiểu vừa là điều kiện cần thiết
được cho phát triển kinh tế vừa là một điều kiện cần thiết cho sự ổn vững của
xã hội cho đồng thuận giữa những con người.
Từ nhiều năm nay tư tưởng “chủ nghĩa” như
đã bỏ rơi hoàn toàn giáo dục nhân quyền và luật pháp, hệ thống giáo dục bị chiếm
đoạt phục vụ cho sự hưởng thụ riêng để cổ súy sùng bái cá nhân tồn tại của đảng.
Đất nước đã mất đi rất nhiều tài nguyên và trí lực và mất luôn cả những thanh
niên, sinh viên để có phẩm chất của giáo dục ở mọi cấp đã sút giảm trầm trọng,
nhất là từ khi tư tưởng “chủ nghĩa” tạo nên chế độ cai trị bản địa thực hiện
chính sách kinh tế thị trường hoang dại. Phải thi hành giáo dục khai phóng áp dựng
tự do nhân quyền dân chủ và giáo dục miễn phí ít nhất tới hết lớp 9. Rất có thể
là ngân sách sẽ không cho phép tuyển dụng đủ số giáo chức cần có, trong trường
hợp này cần phát động một phong trào liên đới quốc gia về văn hóa nhân quyền,
sinh viên tiếp tay dạy học sinh, lớp trên tiếp tay dạy lớp dưới trong tinh thần
thiện nguyện với thù lao tương ứng. Cũng cần lưu ý rằng tình trạng bi đát của
ngành giáo dục hiện nay không khó khắc phục. Sự xuống cấp của giáo dục hiện nay
phần chính do chính sách tư tưởng “chủ nghĩa” chiếm dụng bởi luật pháp của nhà
nước vi phạm nhân quyền để cai trị. Giáo dục bị xem là dịch vụ kiếm tiền cho công
chức nhà nước thay vì đầu tư vào tương lai. Nhà nước vi phạm nhân quyền để cai
trị cũng gắn liền truyền thông tư tưởng “chủ nghĩa” với giáo dục. Học sinh bị
nhồi sọ những kiến thức mà cả người dạy lẫn người học đều biết là vi phạm nhân
quyền và vô ích lãng phí. Thêm vào đó sự bế tắc của kinh tế cũng như sự băng hoại
của xã hội khiến cho thanh thiếu niên và phụ huynh không biết học để làm gì. Tất
cả những nguyên nhân đó sẽ tan biến dưới một chế độ ngũ quyền phân lập tôn trọng
tự do nhân quyền, tôn trọng con người và coi giáo dục và đào tạo là cuộc tự vệ sống
còn của dân tộc. Loại bỏ tư tưởng “chủ nghĩa” nhồi sọ cuồng tín cá nhân tôn thờ
ma quỷ thần thánh hoang tưởng, áp đặt tôn giáo để ngu dân lừa phỉnh..
3.5. Bảo
vệ môi trường tạo điểm đến của du lịch.
Là một quốc gia có chiều dài lịch sử và có địa hình địa lý nằm
trực diện bên bờ biển có nhiều song ngòi rừng núi nhưng đã bị tàn phá bởi chiến
tranh và nghèo đói nên cần thiết phải gìn giữ bảo trì cẩn trọng các di tích lịch
sử và các danh lam thắng cảnh.
Việc trùng tu các di tích là
những tài sản quý giá là nguồn tự hào để kết nối mọi người với nhau thông qua đấu
thầu quyền khai thác bảo trì các thắng cảnh có giá trị du lịch cho các công ty
tư nhân hay giao phó một số di tích có tính tôn giáo cho các giáo hội.
Việt Nam đất hẹp người đông nên phải được quan niệm và tổ chức như
một điểm đến của du lịch, nghĩa là sạch, đẹp và an ninh, với cơ sở hạ tầng, các
cơ quan hành chính, pháp luật, văn hóa, giáo dục, y tế trải đều trên khắp lãnh
thổ thay vì tập trung vào những thành phố lớn - nhất là Hà Nội và Sài Gòn- như
hiện nay, với các khu rừng được săn sóc như những công viên, những nơi gặp gỡ
và tiêu khiển của các công dân bình đẳng.
Cần quy định và thực hiện nghiêm minh những tiêu chuẩn về xây dựng
để ngăn chặn việc xây cất thiếu an toàn hoặc xô bồ làm hại môi trường cảnh quan.
Du lịch sẽ là một sinh hoạt kinh tế quan trọng và kỹ nghệ du lịch có thể thành
công.
Khai thác tài nguyên biển vô tổ chức hiện nay đã làm suy giảm trầm
trọng nguồn hải sản. Cần có ngay những quy định giản dị, minh bạch và được áp dụng
triệt để nhằm cứu vùng biển và cứu nguồn hải sản. Phá rừng vẫn còn đang tiếp tục
có cơ nguy biến Việt Nam thành vùng đất đồi núi cằn cỗi, phải được chặn đứng
ngay tức khắc. Việc phục hồi trồng lại rừng vừa cần nhiều vốn lại vừa cần sự bảo
vệ và chăm sóc đều đặn cho nên có thể ngân sách quốc gia không cáng đáng nổi mà
cần nghiên cứu tư nhân hóa giải pháp giao khoán từng vùng rừng, từng khu rừng
cho các công ty tư nhân Việt Nam phục hồi và khai thác, với những quyền lợi và
những cam kết rõ rệt.
Song song với cố gắng phát triển công nghiệp cũng phải có những quy
định rõ ràng về công nghệ xử lý các loại phế liệu. Đình chỉ tức khắc dự án khai
thác bô-xít tại Tây Nguyên, Fomosa Hà Tỉnh và các nhà máy chưa có cách xử lý chất
thải công nghiệp như nhà máy giấy, nhiệt điện..
Nhận xét
Đăng nhận xét